Trường Mẫu Giáo Tân Hòa – Tân Hiệp

Chuẩn bị cho con vào lớp 1 phải từ lúc còn bé

Lúc nhỏ bé nên được làm quen với các chữ số thông qua trò chơi, hàng ngày cha mẹ nên đọc truyện cho con nghe…sẽ giúp trẻ hình thành thói quen học hỏi sớm, không bị bỡ ngỡ khi vào lớp 1.
Theo chuyên viên tham vấn tâm lý Phạm Thị Thúy, vài năm gần đây, các phụ huynh khá vất vả với việc chuẩn bị cho con vào lớp một. Nhiều người gửi thư đến trung tâm nhờ tư vấn về việc chuẩn bị cho con bước vào lớp một như thế nào, hoặc băn khoăn có nên cho bé đi học chữ trước không…

img27s9f0

Bà Thúy cho rằng, những nỗi lo như trên là chính đáng bởi bất kỳ người cha, người mẹ nào cũng mong con mình học giỏi, đạt điểm cao. Tuy nhiên theo bà, điều đó không có nghĩa là bắt ép trẻ phải học ngày đêm, nhồi nhét chữ cho thật nhiều để rồi các em đánh mất niềm vui tuổi thơ hồn nhiên của mình. Có rất nhiều lý do dẫn đến thái độ lo lắng của phụ huynh, song xét sâu xa chính là họ không chú ý dạy con từ thuở còn thơ nên việc chuẩn bị vào lớp một gây áp lực, vất vả cho các bé và cho chính phụ huynh.
Chia sẻ kinh nghiệm giúp con trẻ ham thích học hỏi từ khi còn trong bụng mẹ, vị chuyên viên tham vấn tâm lý gợi ý với phụ huynh một số vấn đề sau:
– Chú trọng thai giáo, tức là dạy con từ trong bào thai. “Thậm chí khi chuẩn bị có con tôi cũng rất cẩn thận: hai vợ chồng chú ý giữ sức khỏe thật tốt, đi kiểm tra sức khỏe trước khi lấy nhau, tình cảm giao hòa. Con chúng ta có tố chất thông minh hay không phần lớn được quyết định vào thời điểm thụ thai và chín tháng 10 ngày được thai giáo trong bụng mẹ”, bà Thúy nói.
– Cho con làm quen với các chữ, số, các khái niệm toán học (to, nhỏ, cao thấp…) ngay từ khi con được một tuổi thông qua các trò chơi.
– Cha mẹ nên đọc sách cho con nghe từ bé (khoảng một tuổi rưỡi) và duy trì thói quen này hàng ngày. Nên chọn câu chuyện phù hợp độ tuổi để đọc cho con, vừa đọc vừa chỉ từng chữ cho con nhìn theo tay của cha (hoặc mẹ). Vợ chồng thay phiên nhau đọc nếu một trong hai người bận việc. Đến khi con biết đọc, nên khuyến khích con đọc cho cha mẹ nghe. Chữ nào khó, phụ huynh hướng dẫn cho cháu. Việc này giúp con có vốn từ ngữ phong phú, khả năng nghe tốt và nhận biết chữ cái sớm.
Chia sẻ kinh nghiệm giúp con trẻ ham thích học hỏi từ khi còn trong bụng mẹ, vị chuyên viên tham vấn tâm lý gợi ý với phụ huynh một số vấn đề sau:
– Chú trọng thai giáo, tức là dạy con từ trong bào thai. “Thậm chí khi chuẩn bị có con tôi cũng rất cẩn thận: hai vợ chồng chú ý giữ sức khỏe thật tốt, đi kiểm tra sức khỏe trước khi lấy nhau, tình cảm giao hòa. Con chúng ta có tố chất thông minh hay không phần lớn được quyết định vào thời điểm thụ thai và chín tháng 10 ngày được thai giáo trong bụng mẹ”, bà Thúy nói.
– Cho con làm quen với các chữ, số, các khái niệm toán học (to, nhỏ, cao thấp…) ngay từ khi con được một tuổi thông qua các trò chơi.
– Cha mẹ nên đọc sách cho con nghe từ bé (khoảng một tuổi rưỡi) và duy trì thói quen này hàng ngày. Nên chọn câu chuyện phù hợp độ tuổi để đọc cho con, vừa đọc vừa chỉ từng chữ cho con nhìn theo tay của cha (hoặc mẹ). Vợ chồng thay phiên nhau đọc nếu một trong hai người bận việc. Đến khi con biết đọc, nên khuyến khích con đọc cho cha mẹ nghe. Chữ nào khó, phụ huynh hướng dẫn cho cháu. Việc này giúp con có vốn từ ngữ phong phú, khả năng nghe tốt và nhận biết chữ cái sớm.

Cảm nhận của Phụ huynh

Chị Nguyễn Thị Hoài Thu – Phụ huynh bé: Nguyễn Huỳnh Linh Đan – Lớp lớn

Con tôi rất nhút nhát, do công việc bận rộn gia đình cũng không có thời gian để tạo điều kiện cho bé thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên bé ngại giao tiếp hơn. Do đó khoảng thời gian đầu cho bé đi học là quãng thời gian khó khăn cho cả bé và gia đình. Tôi đã từng khóc khi thấy bé đứng thút thít do không thuộc những động tác thể dục buổi sáng… Thời gian trôi thật mau, giờ bé đã nên người và tự tin hơn rất nhiều, bé lại có thể phát huy được năng khiếu múa hát. Tất cả là nhờ sự yêu thương, gần gũi của các cô đã làm cho bé tìm được niềm vui khi đến lớp.